Tranh Vinh Quy Bái Tổ bằng đồng nền đen dài 1m7
Bố cục tác phẩm
Người nghệ nhân đã khéo léo sắp xếp các chi tiết để làm toát lên phong cảnh thiên nhiên thanh bình cùng đoàn người nhộn nhịp. Trong đó, cây cổ thụ đầu làng nằm ở vị trí trung tâm bức tranh. Nó vươn những chiếc cành ra nhiều hướng. Các tầng lá nối tiếp nhau như hình ngọn tháp. Hai bên cây cổ thụ là những nhịp cầu. Đoàn người của Tân khoa Trạng Nguyên đi qua những cây cầu để tiến vào trong làng.
Trạng Nguyên cưỡi trên lưng ngựa còn người vợ được khiêng võng. Cả hai đều được che ô lọng và có quân lính bảo vệ. Những người tùy tùng được khắc họa sinh động. Người khua chiêng, gõ trống, thổi kèn; người cầm cờ quạt, người mang vác bổng lộc vua ban. Nơi cổng làng, cha mẹ của Quan Trạng đứng chờ sẵn. Quan sát bức tranh Vinh Quy Bái Tổ, các bạn còn thấy những khung cảnh lao động như người chèo thuyền, người kéo vó. Chi tiết sân đình, giếng khơi cũng vô cùng thu hút!
Sắc màu và quy cách
Tác giả đã kết hợp hai gam màu tương phản, đối lập nhau. Cụ thể là màu đen và màu vàng. Tone nền đen là đòn bẩy giúp các chi tiết ánh kim trở nên bắt mắt hơn.
Không những thế, mặt kính trong suốt che chắn phía trước cũng giúp tác phẩm thêm sang trọng. Ngoài ra, khung gỗ nâu cánh gián góp phần tạo nên quy cách cổ điển!
Ý nghĩa bức tranh Quan Trạng về làng
Về bề nổi, chúng ta có thể thấy được sự hân hoan, vui vẻ của một người đạt được thành tựu, áo gấm về quê. Khi công thành danh toại, chúng ta không thể không nhắc đến ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, sự dạy dỗ của người thầy. Qua đó, chúng ta thấy được bài học giáo dục nhân văn. Đó chính là Uống nước nhớ nguồn.
Ngoài ra, bức tranh còn mang ý nghĩa khuyến khích việc học tập, góp phần xây dựng quê hương đất nước!
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tranh Vinh Quy Bái Tổ bằng đồng nền đen dài 1m7”