Hẳn nhiều người từng nghe Bà Cô Ông Mãnh nhưng họ là ai, tại sao phải thờ thì không phải ai cũng rõ. Cùng Thế Giới Đồ Đồng tìm hiểu thêm nhé.
Mục lục
1. Bà Cô ông Mãnh và lý do thờ cúng
Bà Cô ông Mãnh là những người trong họ chết trẻ và họ đúng là rất thiêng. Vì chưa tận số nên linh hồn họ chưa siêu thoát mà lưu luyến lại dương gian.
1.1. Bà Cô là ai?
Bà cô tổ là người nữ trẻ trong họ nhà mình chết khi chưa lấy chồng (thường chết từ 12-18 tuổi). Thường đó là những người quyến luyến gia đình dòng họ nên sau khi chết rất thiêng và chưa đi đầu thai mà ở lại giúp con cháu trong nhà. Bà cô tổ có trách nhiệm đặc biệt với các cháu nhỏ trong gia đình dòng họ đó. Ban đầu có lẽ trách nhiệm của Bà cô tổ mỗi dòng họ là lo cho con cháu nhỏ trong gia đình khỏi bị tà ma quấy nhiễu hoặc bị tai nạn chết khi nhỏ có lẽ vì các vị chết trẻ nên không muốn con cháu giống mình. Về sau chắc mọi người thấy các “bà cô tổ” thường thiêng nên xin cả về làm ăn buôn bán, giải hạn…
樂威壯
“>Bà Cô trong gia đình dòng họ
Tuy nhiên, không phải người con gái trẻ nào khi mất cũng thành bà Tổ cô của dòng họ. Đó phải là vong linh ở nơi cõi âm, có duyên tu tập theo đạo Mẫu (đạo Tiên) hoặc theo đạo Phật.
Trong một số trường hợp bà Tổ cô của dòng họ có theo đạo Mẫu (đạo Tiên), nếu theo hầu các bà Chúa (Ví dụ Bà chúa thượng ngàn, Bà chúa thoải phủ) thì có thêm danh hiệu mới là Chúa Tổ Cô. Nếu theo hầu các Chầu (ví dụ Chầu bé Bắc Lệ, Chầu Chín,….) thì có thêm danh hiệu là Chầu Tổ Cô.
Nếu bà Tổ cô mang hai danh hiệu trên lại có tu tập tốt, thì có nhiệm vụ khai sáng, giác ngộ, hướng dẫn, dạy bảo, đưa đường chỉ lối cho con cháu – những người có căn, có quả theo đường tu cho đúng với phận số.
1.2. Ông Mãnh
Tương Tự như Bà Cô Tổ là Ông Mãnh Tổ. Là những người bà con cùng huyết thống chết trẻ, tuy nhiên đó là những người thuộc tuổi thanh xuân và thiếu niên. Bà cô Tổ và Mãnh tổ thường có bát nhang riêng và đồ cúng thường là Đồ cô và đồ cậu (mua ở hàng vàng mã).
Các dịp Thanh Minh, Lễ Mẫu, Trung nguyên, Lễ Thánh, cơm mới… thường người ta cúng những người này (ngoài ngày chính kỵ).
Ông Mãnh là ai trong gia đình, dòng họ
Ông mãnh là người nam chết trẻ còn chưa lập gia đình, độ tuổi từ 13 tuổi trở lên hoặc là người đàn ông sống độc thân khi chết trung tuổi hoặc cao tuổi.
Mãnh tổ là người tu tập theo đạo Phật hoặc đạo Tiên (Mẫu), chịu trách nhiệm giám sát, quản lý, giúp đỡ các vong linh gia tiên tiền tổ ở nơi địa phủ.
Mãnh tổ chỉ có thể làm Phán Quan (Phán Quan điện ngục hoặc Phán Quan địa ngục) hoặc Hành Sai địa phủ chứ không nắm giữ bất cứ cương vị nào khác. Bởi vậy khi một người thân mất đi, cúng vong 49 ngày hoặc 100 ngày thường trong sớ Gia Tiên bao giờ cũng phải thỉnh đến ông mãnh Tổ dòng họ.
1.3. Tại sao phải thờ bà Cô ông Mãnh
Những người chết trẻ, chưa lập gia đình, dân gian gọi đó là bà Cô ông Mãnh. Người ta tin rằng, vì chết trẻ nên các bà Cô, ông Mãnh thường rất linh thiêng. Nếu “hợp” ai sẽ phù hộ độ trì rất nhiều. Nếu cháu chắt sơ ý, thờ cúng bà Cô, ông Mãnh không đến nơi đến chốn sẽ bị quở phạt.
Bà Cô, ông Mãnh lẽ ra cũng nên thờ cùng với bàn thờ tổ tiên, nhưng người ta quan niệm rằng trần sao âm vậy, các bà Cô, ông Mãnh tuổi còn nhỏ nên không thể về hưởng hương hoa cùng các cụ được. Cũng như trên dương thế, trẻ con thường ngồi riêng một mâm nên các bà Cô, ông Mãnh cũng sẽ được thờ riêng ở một bàn thờ.
Thường thì người ta đặt bàn thờ bà Cô, ông Mãnh ở dưới gầm hương án bàn thờ tổ tiên. Cũng có gia đình đặt cùng trên bàn thờ tổ tiên nhưng phải đặt bát nhang thấp hơn bát nhang thờ gia tiên một bậc, hoặc lập riêng một bàn thờ nhưng bàn thờ đó phải thấp hơn bàn thờ thờ tổ tiên.
Bài trí ở bàn thờ bà Cô, ông Mãnh cũng rất đơn giản. Thường thì người ta chỉ đặt bài vị, bát nhang, chén nước, bình hoa, ngọn đèn. Người ta cúng bà Cô, ông Mãnh vào ngày kỵ và những dịp sóc vọng, giỗ tết.
Khi cúng bà Cô, ông Mãnh, nếu là người ngang hàng với bà Cô, ông Mãnh, người trưởng gia chỉ lâm râm khấn mà không lễ. Còn những người thuộc hàng dưới như cháu chắt thì khi cúng sẽ khấn và lễ.
Trong quan niệm của một số người những lúc gia đình gặp chuyện lo lắng về sức khỏe, vật chất của cải…người ta thường khấn bà Cô, ông Mãnh để xin được che chở, phù trì cho mọi sự được hanh thông.
Trong những trường hợp đặc biệt, mãnh Tổ của dòng họ có thể bị giam cầm nơi địa ngục do những tội lỗi gây ra khi hồn tiền dương thế, lúc này vong chưa thể tu học, tuy nhiên nếu được thoát linh địa ngục thì vong sẽ được bổ nhiệm làm Phán quan hoặc Hành sai, sau đó được cấp phép tu học theo một trong hai đạo đã nói ở trên.
Bà cô, ông mãnh trong tâm linh người Việt được coi là những người hết sức linh thiêng, có vai trò quan trọng khi thờ cúng và thường độ trì, đi theo phù trợ cho con cháu trên dương thế.
2. Bàn thờ những người mới mất
Những người mới chết thường không được thờ chung tại bàn thờ gia tiên. Tang gia bao giờ cũng lập bàn thờ riêng, ở ngay tại nhà thờ, hoặc ở một gian nhà ngang.
Bàn thờ sơ sài hơn bàn thờ gia tiên, chỉ gồm một bàn hương, một bộ dài, một vài lọ hoa, với hài vị. Ngày nay ngoài bài vị thường có thêm bức ảnh hoặc hức tượng.
Sở dĩ lập bàn thờ riêng để tiện việc cúng bái hàng ngày và hàng tuần từ sơ thất đến thất thất.
Tại các bàn thờ riêng này có treo đối trướng, hoặc của chính gia chủ hoặc của người thân thuộc bạn bè phúng viếng.
3. Ý nghĩa các đồ thờ
Qua sự trần thiết bàn thờ đã trình bày, mỗi tự khí đều mang một ý nghĩa riêng người xưa đã đặt cho.
Cái tam sơn tượng trưng cho Tam giáo.
Cái lư hương tròn tượng trưng cho bàn Thái cực,
Hương được thắp lên tượng trưng các vị tinh tú.
Đôi đèn tượng trưng nhật nguyệt quang minh.
Lọ hoa, thường là lọ lục bình tượng trưng cho cái tâm không, tức là lục căn thanh tịnh.
Khi cúng, lễ bái là tỏ lòng thành kính và bớt lòng ngã mạn kiêu căng.
Có thể thấy, người Việt Nam thờ phụng tổ tiên chính là vì hiếu và vì sự biết ơn các bậc đã sinh ra mình, nuôi nấng và tác thành cho mình.
Cha mẹ sinh ra mình, mình không biết hiếu kính biết ơn thờ phụng, thử hỏi mình còn có thể thờ phụng, một giáo chủ nào với tất cả tấm chân thành được nữa.
Người Việt Nam tuy có theo các tôn giáo, nhưng vẫn không bao giờ vì tôn giáo bỏ các đấng sinh thành ra mình, nghĩa là bỏ tổ tiên được.
Cụ Đồ Chiểu khi nhắc tới sự thờ phụng tổ tiên có mấy câu thơ sau:
Dẫu đui mà giữ đạo nhà,
Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ!
Dẫu đui mà khỏi danh nhơ,
Còn hơn sáng mắt ăn dơ tanh rình!
Bài viết mới cập nhật
Kích Thước Bàn Thờ Chuẩn Phong Thủy – Đẹp & Phù Hợp Nhất
Việc lựa chọn kích thước bàn thờ chuẩn và hợp phong ...
Tại Sao Phải Thờ Bà Cô Ông Mãnh Trong Nhà
Hẳn nhiều người từng nghe Bà Cô Ông Mãnh nhưng họ ...
9 lời dặn phong thủy ai làm được sẽ an nhiên suốt cuộc đời!
9 lời nhắn nhủ của bậc thầy phong thủy dưới đây ...
Vị Phật Bản mệnh tuổi Mậu Thân là ai
Đại Nhật Như Lai Bồ Tát được chúng sinh sùng bái ...